Lẹo mắt là tình trạng không còn quá xa lạ với nhiều người. Bệnh có khả năng tái phát nên khiến bệnh nhân gặp nhiều phiền toái. Vậy làm cách nào để giúp bạn chữa lẹo nhanh nhất? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 7 cách chữa lẹo mắt ngay tại nhà mà bạn có thể áp dụng.
Mục lục
1. Lẹo mắt là gì?
Lẹo là một ổ sưng tấy cấp tính, cục bộ của mí mắt. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bên ngoài hoặc bên trong.
Phần lớn các tổn thương bên ngoài là hậu quả của nhiễm trùng nang lông và tắc nghẽn các tuyến liền kề của tuyến Zeis hoặc Moll. Lẹo bên trong thường hiếm gặp hơn, đây là hậu quả của nhiễm trùng tuyến Meibomius.
Lẹo mắt có thể xuất hiện ở trong hay ngoài mắt
2. Dấu hiệu bị lẹo mắt
Lẹo ngoài và lẹo trong có những biểu hiện khác nhau:
2.1. Lẹo ngoài
Sau khi bị lẹo 1-2 ngày, chúng khu trú vào bờ mi. Bệnh nhân có thể thấy nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt và cộm mắt. Một mụn mủ nhỏ, màu vàng xuất hiện ở đáy lông mi, bao quanh là tổ chức mi mắt chai lại, phù lan toả.
2-4 ngày sau, nốt mụn vỡ, giải phóng mủ và tổn thương dần hồi phục.
2.2. Lẹo trong
Triệu chứng của lẹo trong tương tự như các triệu chứng của chắp, bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu:
- Đau mắt đỏ và phù nề khu trú ở bề mặt giác mạc.
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Ở vị trí tuyến bị viêm có một vùng gồ nhẹ nổi lên
- Có thể hình thành áp xe.
3. Lẹo mắt có tự khỏi không? Lẹo mắt có lây sang người khác không?
Thông thường, lẹo mắt thường tự khỏi sau 7-10 ngày khởi phát mà không cần can thiệp điều trị. Thế nhưng, lẹo có thể tái phát nhiều lần và lây từ mắt này sang mắt khác.
Vậy lẹo mắt có lây sang người khác không? Có thể khẳng định lẹo mắt không lây qua đường tiếp xúc thông thường, do vậy bạn sẽ không bị lây nhiễm nếu ở gần hay nhìn vào mắt người bị lẹo.
Tuy nhiên, mụn lẹo có thể lây nhau qua đường gián tiếp, cụ thể như dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, đồ trang điểm, vỏ gối…Do vậy, việc dùng chung những đồ vật này là hoàn toàn không nên.
4. Mắt lẹo phải làm sao? Cách chữa lẹo mắt đơn giản tại nhà
Để giúp lẹo nhanh chóng biến mất, bạn có thể tham khảo 7 cách chữa lẹo mắt tại nhà dưới đây:
4.1. Chữa lẹo mắt bằng tỏi
Một cách chữa lẹo mắt được khá nhiều người áp dụng là chữa lẹo mắt bằng tỏi. Do có đặc tính kháng khuẩn nên sử dụng nước ép tỏi là một trong những cách chữa lẹo mắt nhanh nhất bạn có thể áp dụng. Giã nát 8-10 tép tỏi, dùng tăm bông thấm một lượng nhỏ nước ép tói và áp vào vị trí bị lẹo. Chú ý tuyệt đối không để nước tỏi rơi vào mắt. Nếu lẹo xuất hiện trong mắt, dùng nước ép tỏi ngoài da, những hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn sẽ thấm dần vào bên trong.
4.2. Mẹo chữa lẹo mắt bằng mảnh vải sạch
Để thực hiện mẹo nhỏ này, bạn nên thực hiện theo các bước như:
- Chuẩn bị: mảnh vải mỏng sạch, 1 chiếc đũa.
- Đầu đũa phải được rửa sạch và hơ nóng.
- Quấn đũa vào bên trong vải đã chuẩn bị và áp lên vị trí lẹo mắt. Chú ý hơi nóng vừa phải, không nên quá nóng khiến vùng da bị bỏng rát.
Kiên trì thực hiện biện pháp này 2 lần/ngày, những triệu chứng như khó chịu, ngứa ngáy sẽ được cải thiện dần.
4.3. Chữa lẹo mắt bằng nước muối
Ngoài tác dụng chăm sóc răng miệng, nước muối sinh lý còn giữ vai trò quan trọng giúp chăm sóc sức khoẻ đôi mắt, rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh,…
Để áp dụng cách chữa lẹo mắt bằng nước muối, bạn cần áp dụng một số bước sau:
- Chuẩn bị: thau nước ấm và dung dịch nước muối pha loãng
- Sử dụng khăn sạch nhúng vào thau nước đã chuẩn bị.
- Nhắm mắt và đặt miếng khăn lên vùng mắt bị lẹo.
- Giữ nguyên khoảng 5-10 phút hoặc đến khi thấy khăn nguội hẳn.
Nước muối có tác dụng rửa trôi bụi bẩn
4.4. Chữa lẹo mắt bằng lá ổi
Một trong nhiều cách chữa lẹo mắt thường được áp dụng là chữa lẹo mắt bằng lá ổi. Trong Đông y, lá ổi có khả năng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch lá ổi, để ráo nước và giã nhuyễn.
- Lá ổi đắp lên vùng mí mắt và giữ nguyên trong khoảng 10 phút
- Kiên trì áp dụng 3 lần/ngày để được hiệu quả tốt nhất.
Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ được cách chữa lẹo mắt tại nhà và tìm biện pháp phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, cách chữa lẹo mắt tại nhà chỉ được áp dụng khi các mụn lẹo ở giai đoạn đầu và mức độ nhẹ. Nếu lẹo sưng to, kéo dài cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ tốt nhất.
Lưu lại để sau thử luôn
Cho mình hỏi với lẹo trong thì mình cũng đắp ngoài như vậy thôi ạ