Khô mắt là bệnh lý về mắt khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Bệnh lý này xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề công việc với các triệu chứng điển hình mà rất nhiều người thường bỏ qua. Tuy căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng chúng âm thầm để lại nhiều hệ luỵ cho sức khỏe, thậm chí có thể gây mù lòa.
Mục lục
1. Bệnh khô mắt là gì?
Khô mắt là tình trạng rối loạn màng phim nước mắt vốn được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. Sự rối loạn này làm mắt không tiết đủ nước mắt để làm ướt hoặc nước mắt bay hơi quá nhanh khiến mắt bị khô.
Màng phim nước mắt giống như lớp dầu bôi trơn cho mắt, giúp giữ nước mắt trên bề mặt. Cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp nhầy trong cùng (lớp mucins): sản xuất nhầy bao phủ bề mặt mắt giúp kết dính nước mắt với bề mặt nhãn cầu và giúp bôi trơn giác mạc.
- Lớp nước ở giữa: đây là lớp dày nhất do tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ sản xuất. Lớp này có thành phần muối, vitamin, khoáng chất giúp giữ ẩm cho mắt, rửa trôi bụi bẩn khi lọt vào mắt. Lớp này nếu hoạt động không tốt sẽ gây nên tình trạng khô mắt.
- Lớp lipid ngoài cùng: là một lớp lipid (chất béo hoặc dầu) rất mỏng, được phân phối từ các tuyến Meibomian. Chức năng chính của lớp này là giúp giảm sự bốc hơi của nước mắt.
Khô mắt là tình trạng rối loạn màng phim nước mắt
Giác mạc là phần bên dưới được bao bọc bởi màng phim nước mắt. Vì vậy, khi lớp màng phim này không ổn định sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lớp giác mạc phía dưới và gây nên tình trạng khô giác mạc. Vì thế có thể coi khô mắt và khô giác mạc là một.
2. Triệu chứng khô mắt
Khô mắt được nhận biết rất đơn giản qua các triệu chứng như:
- Cảm giác cộm xốn, mắt bị khô rát, nhức mỏi
- Cảm giác nóng rát hoặc ngứa bên trong mắt
- Đỏ mắt, cảm giác ngứa mắt
- Mờ mắt (thường khó tập trung khi lái xe vào ban đêm)
- Cảm giác có vật lạ trong mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng nhất là ánh sáng xanh
- Chảy nước mắt
Triệu chứng nhận biết khô mắt
Những triệu chứng này có thể nặng hơn tuỳ vào khu vực sinh sống như: khí hậu khô, gió nhiều, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp (trời hanh khô)…Nếu có 1 hoặc nhiều triệu chứng trong số các triệu chứng trên đây thì có thể bạn đã bị khô mắt rồi đấy.
3. Nguyên nhân gây khô mắt
Có 2 nguyên nhân chính gây nên hội chứng khô mắt:
3.1. Nước mắt tiết ra không đủ
Ở hầu hết mọi người, khô mắt thường là do cơ thể sản xuất ít nước mắt. Nước mắt được tạo ra từ tuyến lệ và theo ống dẫn đi vào mắt để bảo vệ nhãn cầu và duy trì thị lực… Có một vài lý do phổ biến khiến mắt không tiết đủ nước mắt là:
- Tuổi tác, giới tính: Tuổi càng cao thì nguy cơ khô mắt càng cao. Đặc biệt là với phụ nữ sau khi mãn kinh, người cao tuổi trên 50 tuổi thì nguy cơ khô mắt cũng tăng lên đáng kể.
- Thiếu vitamin A
- Phẫu thuật mắt, ví dụ như phẫu thuật Lasik thường gây tác dụng phụ là khô mắt.
- Các bệnh lý khác như tiểu đường, lupus, hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp, dị ứng, nhiễm trùng hoặc rối loạn tuyến giáp
- Tổn thương các tuyến tiết nước mắt do chấn thương, viêm nhiễm, bỏng hóa chất, nhiệt hoặc bức xạ
- Sử dụng thuốc: thuốc cao huyết áp, thuốc xịt thông mũi, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai… khiến giảm tiết nước mắt
3.2. Tăng bốc hơi nước mắt
Nước mắt được cấu thành từ hỗn hợp nước, dầu và chất nhầy. Nếu có sự mất cân bằng các thành phần trong hỗn hợp này. Ví dụ, tuyến sản xuất dầu (còn được gọi là tuyến Meibomian) bị tắc khiến lớp dầu không được tiết ra đủ. Vì thế, nước mắt bay hơi nhanh hơn và dễ gây nên tình trạng khô mắt.
Ngoài ra, có một vài tác nhân dễ làm tăng bốc hơi nước mắt thường gặp khác như:
- Nguyên nhân tại mắt: mắt chớp khó khăn, viêm bờ mi, khe mi rộng.. làm tăng bốc hơi nước mắt
- Môi trường bên ngoài như khói bụi, độ ẩm thấp (trời khô hanh, phòng điều hoà, gió mạnh)
- Thói quen hằng ngày: làm việc với các thiết bị điện tử nhiều (>3 giờ/ngày), đọc sách, lái xe đường dài mà không chớp mắt thường xuyên. Điều này khiến mắt không được cung cấp độ ẩm kịp thời và bốc hơi nhanh nên dễ gây nên khô mắt
Nguyên nhân gây khô mắt
4. Khô mắt có nguy hiểm không?
Hội chứng khô mắt thường diễn tiến âm thầm với các triệu chứng nhẹ dễ bị bỏ qua như mỏi mắt, cộm mắt, chảy nước mắt… Tuy nhiên về lâu dài, các triệu chứng như đau rát, đỏ mắt, chảy nước mắt, cộm mắt gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc. Nếu không được điều trị, khô mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng gây loét, sẹo giác mạc, khô mắt mãn tính, suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.
5. Đối tượng dễ bị khô mắt
5.1. Người cao tuổi
Khô mắt ở người cao tuổi là một tình trạng phổ biến do quá trình lão hoá tự nhiên. Sau 50 tuổi, các tuyến tiết nước mắt hoạt động kém, không đủ cấp nước mắt để bôi trơn khiến mắt dễ khô, mỏi.
Đặc biệt, ở nữ giới thời kỳ tiền mãn kinh thường có nguy cơ khô mắt cao hơn so với độ tuổi trước đó. Sau mãn kinh, quá trình tiết hormone sinh dục như progesterone và estrogen bị kích thích gây ảnh hưởng đến việc tiết nhầy của lớp mucin. Việc tiết nhầy bị ảnh hưởng khiến nước mắt không lưu lại được trên nhãn cầu, gây nên tình trạng khô mắt, chảy nước mắt sống ở người cao tuổi, phụ nữ mãn kinh.
5.2. Bệnh nhân sau phẫu thuật khúc xạ
Tình trạng khô mắt sau phẫu thuật Lasik hay phẫu thuật Phaco chiếm đến 50% số người được phẫu thuật. Nguyên nhân là do:
- Tổn thương dây thần kinh giác mạc khiến mắt giảm số lần chớp hoặc tiết không đủ nước mắt để bôi trơn. Điều này trực tiếp dẫn đến khô mắt cho bệnh nhân;
- Ánh sáng từ đèn chiếu sáng trong phẫu thuật làm giảm các tế bào cốc trong mắt. Chính các tế bào này có nhiệm vụ tiết nhầy để bôi trơn mắt nên việc sử dụng đèn gián tiếp làm khô mắt sau phẫu thuật;
- Viêm nhiễm mắt sau phẫu thuật- đây là tình trạng phổ biến trong phẫu thuật đục thuỷ tinh thể. Chúng khiến cho mắt giảm sản xuất nước mắt và gây khô mắt cho đến khi tình trạng viêm khỏi hẳn;
- Thuốc nhỏ mắt giảm đau, giảm sưng trong phẫu thuật làm chậm quá trình lành vết thương, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục bề mặt nhãn cầu. Điều này cũng khiến mắt dễ bị khô hơn bình thường.
95% bệnh nhân sau phẫu thuật khúc xạ bị khô mắt
5.3. Khô mắt do bệnh lý ở mắt
Các bệnh lý tại mắt như viêm kết mạc, viêm bờ mi, bất thường mí mắt… gây tổn thương cấu trúc màng phim nước mắt. Người mắc các bệnh lý này thường phải điều trị với các thuốc nhỏ mắt như kháng sinh, kháng dị ứng…càng làm cho tình trạng khô mắt thêm trầm trọng hơn.
Ngoài ra, các bệnh lý như: viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, tổn thương tuyến giáp cũng làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tiết nước mắt. Vì thế, quá trình tiết nước mắt của bệnh nhân bị ảnh hưởng và dễ dẫn đến khô mắt.
5.4. Nhân viên văn phòng, người làm việc nhiều với thiết bị điện tử (>3h/ngày)
Khi sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài, ánh sáng xanh do chúng phát ra mang năng lượng cao có thể tiến sâu vào võng mạc mắt, gây tiêu diệt các tế bào thị giác. Đồng thời, ánh sáng xanh còn gây rối loạn điều tiết mắt, khô mắt, hội chứng thị lực màn hình và tăng nguy cơ mù loà.
Đặc biệt, những người làm việc nhiều với các thiết bị điện tử thường có thói quen tập trung cao độ, quên chớp mắt. Điều này khiến cho nước mắt không được dàn đều trên bề mặt nhãn cầu gây nên tình trạng nhức mỏi, khô mắt.
Nhân viên văn phòng, người làm việc với thiết bị điện tử >3 giờ/ ngày rất dễ bị khô mắt
5.5. Công nhân may, hàn xì… làm việc trong môi trường ô nhiễm, khô nóng.
Môi trường nóng nực, khô nóng, khói thuốc, điều hoà làm tăng tốc độ bốc hơi nước mắt từ đó làm mắt nhanh bị khô hơn bình thường. Đây là những yếu tố nguy cơ dễ gây nên tình trạng khô mắt
5.6. Người đeo kính áp tròng (đeo lens)
Kính áp tròng được coi là một dị vật khi đưa vào mắt. Khi đeo không đúng cách sẽ gây nên trầy giác mạc, tổn thương mắt. Bên cạnh đó, việc vệ sinh không đảm bảo rất dễ làm tăng nguy cơ viêm cho mắt biểu hiện bởi tình trạng mắt đỏ, chảy nước mắt, khô mắt….
Khi bị khô mắt do đeo kính áp tròng, các chuyên gia đều khuyên bạn sử dụng nước mắt nhân tạo. Vậy cùng tìm hiểu lý do trong bài viết: Tại sao nên nhỏ nước mắt nhân tạo khi đeo lens?
5.7. Người sử dụng thuốc
Các loại thuốc như: thuốc điều trị mụn, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, giảm đau, hạ huyết áp… thường gây giảm tiết nước mắt. Chính vì thế, những người sử dụng thuốc có nguy cơ bị khô mắt cao hơn bình thường.
6. Điều trị khô mắt
Hội chứng khô mắt là một tình trạng mãn tính và có thể điều trị được khỏi hoàn toàn nhưng cần kết hợp duy trì chăm sóc mắt hằng ngày. Các phương pháp đơn giản như nhỏ mắt, bổ sung dinh dưỡng, thay đổi lối sống được ưu tiên cho người bệnh. Nếu tình trạng khô mắt không cải thiện thì có thể phải can thiệp phẫu thuật.
6.1. Thuốc nhỏ mắt chống khô mắt
Nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo là phương pháp được khuyến khích sử dụng khi điều trị khô mắt. Lợi thế của việc sử dụng nước mắt nhân tạo là hiệu quả nhanh, giá cả phải chăng, hiệu quả cao và dễ dàng sử dụng.
Do tính chất tương tự như nước mắt tự nhiên nên nước mắt nhân tạo sẽ giúp bổ sung nước cho mắt kịp thời. Đồng thời, việc lưu trữ lâu trên giác mạc cũng giúp cho mắt được dưỡng ẩm lâu hơn, hạn chế sự bốc hơi nước mắt. Nhờ thế tình trạng khô mắt được cải thiện đáng kể khi sử dụng sản phẩm.
Nước mắt nhân tạo được các chuyên gia khuyên dùng khi bị khô mắt
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều nhóm nước mắt nhân tạo. Tuy nhiên, một vài sản phẩm thường chứa chất bảo quản và thời gian lưu trữ trên mắt ngắn nên phải nhỏ nhiều lần trong ngày. Chính vì thế, việc lựa chọn nước mắt nhân tạo để sử dụng cũng cần rất cẩn thận và hạn chế tối đa chất bảo quản.
Nước mắt nhân tạo có chứa PEG, PG là dòng nước mắt nhân tạo được các bác sĩ khuyên dùng nhiều do hiệu quả tốt, không gây nhờn, mờ nhoè khi nhỏ. Điển hình cho nhóm nước mắt nhân tạo này đó chính là nước mắt nhân tạo Novotane Ultra. Sản phẩm này không chứa chất bảo quản độc hại BAK (Benzalkonium chlorid), vừa giúp dưỡng ẩm mắt, giảm khô, mỏi mắt mà lại giúp hồi phục bề mặt nhãn cầu tổn thương rất hiệu quả.
6.2. Bổ sung dinh dưỡng cho mắt
Bổ sung vitamin A, omega-3, E, C, B2, kẽm, selenium góp phần vào bảo vệ đôi mắt, giúp chống lại khô mắt do lão hoá. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A như các thực phẩm có màu đỏ, vàng (ớt, đu đủ, cà rốt…) hoặc sử dụng các sản phẩm đường uống là cách đơn giản nhất để bổ sung dinh dưỡng cho mắt.
6.3. Thay đổi lối sống
Hạn chế sử dụng thuốc lá, giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử và uống nhiều nước hơn là cách đơn giản giúp dưỡng ẩm hằng ngày cho mắt. Mắt nên được nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút làm việc tập trung cao độ như làm máy tính, đọc sách để tránh mắt quá tải. Ngoài ra, chườm ấm, chớp mắt thường xuyên sẽ giúp kiểm soát hiệu quả chứng khô mắt.
6.4. Phẫu thuật khô mắt
Nếu việc sử dụng nước mắt nhân tạo không thể cải thiện tình trạng khô mắt thì bạn có thể cần đến tiểu phẫu mắt. Phương pháp này tuy không phổ biến nhưng cũng mang lại hiệu quả nhất định:
- Nút điểm lệ: Phương pháp này giúp hạn chế thoát nước mắt bằng cách sử dụng nút collagen hoặc nút silicon chặn đường thoát của nước mắt. Nút này có thể tháo bỏ hoặc nút vĩnh viễn nếu như bệnh nhân khô mắt nặng.
- Khâu cò mi: Một phần ba mí mắt của bệnh nhân được khâu lại với nhau để hạn chế việc bốc hơi nước mắt và giúp mắt dễ dàng nhắm lại hơn.
Phẫu thuật khô mắt được chỉ định cho bệnh nhân bị khô mắt không đáp ứng với nước mắt nhân tạo
7. Phòng ngừa khô mắt như thế nào?
Khô mắt có thể xảy đến với mọi đối tượng ở mọi độ tuổi gây nên nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được phát hiện sớm sẽ dễ để lại những tổn thương rất khó hồi phục, thậm chí gây mất thị lực. Chính vì thế, bạn nên biết cách để phòng ngừa khô mắt ngay từ bây giờ:
- Sử dụng nước mắt nhân tạo thường xuyên để dưỡng ẩm và bảo vệ mắt;
- Chú ý chớp mắt thường xuyên, nên để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút làm việc, đặc biệt là khi làm việc với máy tính trong thời gian dài (>3 tiếng/ngày);
- Tăng độ ẩm trong không khí. Ví dụ: dùng máy phun sương tạo độ ẩm;
- Tránh gió từ quạt, điều hoà thổi thẳng vào mắt;
- Đeo kính râm để hạn chế bụi, nắng, gió tác động trực tiếp đến mắt;
- Tránh những khu vực có nhiều khói thuốc lá, khói bụi xe cộ;
- Kiểm tra mắt định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh về mắt.
8. Các câu hỏi liên quan
8.1. Khô mắt có nên nhỏ nước muối không?
Không. Khi bị khô mắt, tức là mắt có tổn thương và bề mặt nhãn cầu cần được dưỡng ẩm. Trong khi đó, nước muối chỉ có tác dụng rửa trôi, thậm chí khi bị khô mắt mà nhỏ nước muối còn dễ gây nên tổn thương nặng hơn cho mắt. Chính vì thế, trong trường hợp này, bạn nên ưu tiên sử dụng nước mắt nhân tạo.
8.2. Khô mắt thiếu vitamin gì?
Khô mắt thường đặc trưng bởi sự thiếu hụt vitamin A bởi đây là loại vitamin cần thiết cho sự phát triển bình thường của kết mạc, giác mạc và võng mạc mắt. Đồng thời, vitamin A là thành phần cấu tạo giúp màn nước mắt dính được vào bề mặt giác mạc. Thiếu vitamin A, cơ thể dễ mắc quáng gà, tăng sản sinh vảy sừng gây tổn thương và mất ổn định màn nước mắt gây nên khô mắt
Những đối tượng dễ thiếu vitamin A có thể bao gồm: trẻ em không được bú mẹ hoặc cai sữa sớm, trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, trẻ có chế độ ăn nghèo vitamin A hoặc caroten, trẻ không ăn dầu mỡ..
Bạn có thể tham khảo thêm: Khô mắt thiếu vitamin gì? 4 loại vitamin tốt cho mắt.
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong điều trị khô mắt
8.3. Tại sao sau khi ngủ dậy hay bị khô mắt?
Sau khi ngủ dậy, nhiều người cảm thấy mắt bị khô. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do khi ngủ, quạt trần hoặc luồng gió quá mạnh làm mất đi độ ẩm của mắt. Có một vài mẹo giảm khô mắt khi ngủ dậy như: thoa thuốc mỡ vào mắt qua đêm, nhỏ nước mắt nhân tạo trước khi ngủ để duy trì độ ẩm cho mắt
8.4. Khô mắt bao lâu khỏi?
Nhìn chung, khô mắt là một tình trạng mãn tính. Việc điều trị khô mắt bao lâu khỏi phụ thuộc vào cách chăm sóc mắt và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Dưỡng ẩm mắt thường xuyên và tránh xa các yếu tố nguy cơ là việc làm quan trọng giúp tình trạng khô mắt dứt điểm nhanh hơn.
Chính vì thế, việc chăm sóc, dưỡng ẩm mắt là việc làm thường xuyên giống như việc cho cơ thể uống nước mỗi ngày vậy.
8.5. Khô mắt kiêng ăn gì?
Ngoài việc ăn bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt như Vitamin A, Caroten, Zeaxanthin thì bạn cũng nên lưu ý nhóm các thực phẩm không nên ăn như:
- Gia vị có tính nóng như tỏi, ớt do chúng làm kích thích thần kinh thị giác làm mắt khô, nhức, chảy nước mắt;
- Đường: Tiêu thụ lượng đường cao trong thời gian dài làm tăng đường huyết dễ dẫn đến tổn thương võng mạc, gây suy giảm chức năng mắt, gây khô mắt;
- Chất béo bão hòa: Thực phẩm như đồ chiên, rán có thể làm tăng gốc tự do trong cơ thể vì thế dễ dẫn đế lão hoá mắt nhanh hơn và gây khô mắt, mờ mắt, suy giảm thị lực.
- Chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Chúng làm giảm tiết nước mắt và gây nên tình trạng khô, nhức mắt nhanh hơn.
Xem thêm: Khô mắt kiêng ăn gì để nhanh chóng hồi phục?
8.6. Trẻ em có khô mắt không?
Thật ngạc nhiên khi biết rằng trẻ em là đối tượng rất dễ bị khô mắt, thậm chí là trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ khô mắt. Khô mắt ở trẻ em chủ yếu là do thiếu vitamin A, trẻ hay dụi mắt hoặc mải chơi, mải xem, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều mà quên chớp mắt.
Khô mắt ở trẻ em thường do thiếu vitamin A, thói quen dụi mắt hoặc do trẻ dùng thiết bị điện tử quá nhiều
8.7. Khô mắt nhỏ thuốc gì?
Bạn có thể tham khảo nước mắt nhân tạo Novotane Ultra với 2 dạng sử dụng là dạng tép và dạng lọ. Cả 2 dạng đóng gói này đều không chứa chất bảo quản độc hại nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng lâu dài. Đặc biệt, với Novotane Ultra dạng tép, hoàn toàn không chứa chất bảo quản nên có thể sử dụng được cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Nước mắt nhân tạo Novotane Ultra được khuyên dùng cho bệnh nhân khô mắt
Nước mắt nhân tạo Novotane Ultra có tác dụng:
- Dưỡng ẩm mắt kéo dài
- Phục hồi nhãn cầu bị tổn thương
- Nhỏ êm, không gây cay xót mắt khi sử dụng
- Không chứa chất bảo quản độc hại BAK (Benzalkonium chlorid).
8.8. Khô mắt uống thuốc gì?
Viên dưỡng mắt Novotane Softcap chứa các thành phần như dầu cá, vitamin A, đặc biệt là Zeaxanthin giúp tăng cường thị lực, giảm khô mắt, mỏi mắt. Bên cạnh đó, thuốc còn hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ mắt, giảm nguy cơ đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng, lão hoá mắt ở người cao tuổi.
8.9. Bài tập giảm khô mắt
Để cải thiện và ngăn ngừa bệnh khô mắt, bạn nên luyện tập phương pháp nhìn 20-20-20 càng sớm càng tốt. Theo phương pháp này, sau 20 phút làm việc bạn nên nhìn ra xa 20 feet (tương đương 6 mét) trong 20 giây. Hành động này giúp mắt được nghỉ ngơi, thư giãn và có cơ hội chớp mắt để đảm bảo đủ độ ẩm trên bề mặt nhãn cầu.
Xem thêm: 8 bài tập thư giãn mắt, giảm khô mắt, mỏi mắt, mờ mắt
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu thêm phần nào về bệnh khô mắt. Thử kiểm tra xem mình có nguy cơ khô mắt hoặc đang có dấu hiệu khô mắt không ngay nhé.