Hiện nay, kính áp tròng (lens) được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Tuy nhiên, đây được coi là một dị vật đối với mắt, dù ít hay nhiều cũng làm thay đổi cấu trúc sinh học và khiến mắt bị ảnh hưởng. Các chuyên gia khuyên bạn nên nhỏ nước mắt nhân tạo khi đeo lens. Cùng Novotane tìm hiểu lý do trong bài viết này dưới đây.
Mục lục
1. Những vấn đề mắt có thể gặp phải khi đeo lens
Khi đeo lens bạn có thể gặp một số vấn đề về mắt như mắt cộm, đỏ, khó chịu,…Cùng tìm hiểu dưới đây những nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng trên.
1.1. Đeo lens bị đỏ mắt
Khi đeo lens, người dùng có thể gặp tình trạng mắt đỏ, nguyên nhân có thể là do:
- Lens được làm bằng chất liệu thông thường nên không đảm bảo lượng oxy cho giác mạc dẫn đến giác mạc thiếu oxy.
- Do viêm giác mạc bởi lens đã bị nhiễm khuẩn nên khi tiếp xúc trực tiếp với mắt gây ra viêm.
1.2. Đeo lens bị cộm
Nguyên nhân có thể là do:
- Phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với một “dị vật” để bảo vệ mắt.
- Đeo ngược kính, lens không khớp hoàn toàn với nhãn cầu gây khó chịu, mắt bị cộm.
- Với những người lần đầu tiên sử dụng lens có thể là do chọn sai kích thước lens.
- Do mắc một số bệnh lý về mắt nên khi đeo kính áp tròng lệch độ khiến mắt khó chịu.
- Chất lượng của lens không đảm bảo dễ gây viêm, khó chịu và cộm mắt.
1.3. Đeo lens bị nhức mắt
Nguyên nhân bị nhức mắt khi đeo lens có thể là do đeo lens không đúng độ loạn, cận thị ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dùng.
1.4. Đeo lens bị mỏi mắt
Nguyên nhân bị mỏi mắt do đeo lens:
- Đeo lens trong một thời gian dài dẫn đến mắt phải điều tiết nhiều.
- Chọn lens không đúng độ loạn, cận hay viễn thị.
1.5. Đeo lens bị cay mắt
Nguyên nhân bị cay mắt do đeo lens:
- Thường xuyên đeo lens sẽ hạn chế quá trình oxy trên bề mặt nhãn cầu dẫn đến mắt bị cay và khô mắt hơn.
- Người dùng có những tác động mạnh lên mắt hay kính áp tròng bị rách hay xước.
- Bụi bẩn bay vào mắt hay bám trên bề mặt lens.
2. Công dụng của nước mắt nhân tạo khi đeo lens
Kính áp tròng làm tách đôi màng phim nước mắt gây mất ổn định màng phim nước mắt, đồng thời khi đeo kính cọ sát với bề mặt giác mạc gây viêm nên việc sử dụng nước mắt nhân tạo vô cùng cần thiết, giúp hạn chế tối thiểu những vấn đề gặp phải khi đeo lens.
Ngoài ra, nước mắt nhân tạo còn đem lại công dụng:
- Do chứa thành phần hydrogel có khả năng bôi trơn, dưỡng ẩm mắt kéo dài.
- Duy trì khả năng trao đổi oxy của bề mặt nhãn cầu, tạo cảm giác thoải mái khi đeo lens.
- Cấp ẩm, giúp mắt khỏe mạnh và hoạt động tốt nhất
3. Tiêu chí lựa chọn nước mắt nhân tạo khi đeo lens
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước mắt nhân tạo được quảng cáo dành cho người đeo kính áp tròng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại nước mắt nhân tạo nào cũng có thể sử dụng khi đeo lens. Ở những người đeo lens, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng nước mắt nhân tạo 2 giờ nhỏ 1 lần. Do vậy, để lựa chọn được nước mắt nhân tạo tốt nhất, bạn cần dựa theo những tiêu chí sau:
- Dưỡng ẩm mắt kéo dài, tác dụng nhanh, giảm số lần nhỏ thuốc của bệnh nhân.
- Không chứa chất bảo quản độc hại BAK (Benzalkonium chlorid)
Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo Novotane Ultra bởi chế phẩm đáp ứng toàn bộ những tiêu chí trên. Ngoài ra, Novotane Ultra còn sở hữu một số ưu điểm nổi bật khác:
- Nhỏ êm, không gây cay hay xót mắt khi sử dụng.
- Thời gian lưu trữ trên nhãn cầu lâu hơn, giảm số lần sử dụng của bệnh nhân.
- Sản xuất theo công nghệ BFS (Mỹ) – quy trình được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) công nhận là quy trình vô khuẩn cao cấp nhất.
Nước mắt nhân tạo Novotane Ultra có mặt trên khắp các nhà thuốc, quầy thuốc hay các sàn thương mại điện tử như Shopee mall, lazada, tiki. Do vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về nước mắt nhân tạo Novotane Ultra, bạn đọc có thể đọc thêm: Nước mắt nhân tạo Novotane ultra: thành phần, công dụng.
4. Nhỏ nước mắt nhân tạo khi đeo lens đúng cách như thế nào?
Để nước mắt nhân tạo phát huy tối đa tác dụng, bên cạnh việc lựa chọn đúng sản phẩm bạn cần sử dụng đúng cách:
- Ngửa cổ ra phía sau, thả lỏng cơ thể. Nếu có thể thì nên nhỏ nước mắt nhân tạo ở tư thế nằm ngửa xuống giường.
- Mở lọ thuốc. Chú ý tay không chạm vào đầu lọ.
- Nhẹ nhàng bóp từ 1 – 2 giọt / lần cho mỗi bên mắt. Không để đầu lọ chạm vào mắt, mi mắt,…
- Nhắm mắt lại để nước mắt nhân tạo thấm vào bên trong mắt.
Chú ý: Cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi nhỏ. Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo vào một trong các thời điểm như trước và sau khi đeo kính áp tròng hay sau mỗi 2 tiếng khi đeo lens hoặc mỗi lần cảm thấy mắt khô, cộm hay khó chịu.
5. Một số biện pháp khác giúp chăm sóc mắt khi đeo lens
Bên cạnh việc nhỏ nước mắt nhân tạo khi đeo lens, bạn có thể áp dụng thêm một số các biện pháp dưới đây để chăm sóc mắt tốt hơn.
5.1. Vệ sinh sạch sẽ kính áp tròng
Khi sử dụng kính áp tròng, vấn đề vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nếu không thường xuyên vệ sinh đúng cách, cẩn thận lens dễ bị nhiễm khuẩn, khi đó vi khuẩn xâm nhập vào mắt. Lúc này, bạn cần vệ sinh lens bằng những dung dịch chuyên dụng đi kèm. Bạn nên vệ sinh kính bằng cách xoa nhẹ lens, rửa sạch và ngâm trong nước rửa kính chuyên dụng của kính.
5.2. Rửa tay trước khi đeo
Khi đeo lens, việc vệ sinh tay sạch sẽ cũng là vấn đề cần chú trọng, đặc biệt là móng tay. Đây là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn, nếu không được làm sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công mắt gây bệnh viêm nhiễm. Hơn nữa, móng tay sắc cũng dễ làm rách hay xước lens thậm chí là gây xước màng mắt.
5.3. Đeo lens trước khi trang điểm
Nhiều người có thói quen sau khi trang điểm mới bắt đầu đeo kính áp tròng, tuy nhiên đây lại là điều không nên. Bởi nếu không may một chút bụi phấn trên mắt hay chút xíu mascara dính trên kính áp tròng cũng khiến mắt bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, với những trang điểm cầu kỳ thì kính áp tròng có thể sẽ làm lem lớp phấn hay nước mắt chảy ra dẫn đến nhòe đường kẻ nhũ lấp lánh bạn đã mất công trang điểm.
5.4. Hạn chế để nước tiếp xúc với mắt
Cho dù có đang đeo lens hay không thì việc để nước rơi vào mắt cũng là điều không nên, đặc biệt là nước máy hay nước trong bể bơi. Nguyên nhân là do vi khuẩn Bacterial keratitis và acanthamoeba có trong nước máy sẽ xâm nhập vào mắt và gây viêm giác mạc, nguy hiểm hơn là gây mù loà.
5.5. Đeo kính khi ra ngoài trời
Bụi bẩn, nắng gió hay các chất hóa học độc hại có trong không khí luôn là những tác nhân gây hại cho mắt. Nếu để mắt tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân này trong một thời gian dài dễ dẫn đến các bệnh về mắt, đặc biệt đối với người đeo kính áp tròng. Do vậy, cần đeo kính để hạn chế những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài đến mắt.
5.6. Bổ sung thêm một số thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A là thành phần quan trọng và không thể thiếu trong việc chăm sóc mắt, giúp mắt sáng và khoẻ mạnh hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin A thông qua một số thực phẩm như sữa, thịt bò, trái cây họ cam quýt hay có màu đỏ, khoai lang, cà rốt,…
Như vậy, việc nhỏ nước mắt nhân tạo khi đeo lens là điều cần thiết giúp chăm sóc mắt tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể “bỏ túi” thêm cho mình một số biện pháp chăm sóc mắt khi đeo kính áp tròng. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để biết thêm cho mình những kiến thức hữu ích về mắt cũng như chú ý cần thiết khi đeo lens nhé.
Tìm hiểu thêm:
Thu đã bình luận
Rất hữu ích. Cảm ơn chuyên gia
DS Nguyễn Huyền đã bình luận
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn sức khoẻ!