Nhược thị là bệnh lý khởi phát ở trẻ sơ sinh và thường diễn biến khi trẻ lên 7-8 tuổi. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến đến sức khỏe đôi mắt và làm tăng nguy cơ mù lòa nếu không được điều trị sớm. Do vậy, cần chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh lý này để hạn chế tối đa những biến chứng về thị lực sau này. Mời bạn đọc hiểu thêm về bệnh lý nhược thị qua bà viết dưới đây cùng Novotane.
Mục lục
- 1. Nhược thị là gì?
- 2. Nhược thị có nguy hiểm không? Nhược thị có chữa được không?
- 3. Nguyên nhân gây nhược thị
- 4. Dấu hiệu của nhược thị
- 5. Nhược thị có nên đeo kính không?
- 5. Điều trị nhược thị như thế nào? Mắt bị nhược thị có mổ được không?
- 6. Nhược thị bẩm sinh có chữa được không?
- 7. Hỗ trợ giúp mắt khoẻ mạnh với nước mắt nhân tạo Novotane Ultra
1. Nhược thị là gì?
Nhược thị là tình trạng chức năng thị giác của một mắt bị suy giảm do không sử dụng trong quá trình phát triển thị lực.
Hiện nay, nhược thị được chia thành hai dạng bệnh thường gặp là nhược thị chức năng và nhược thị thực thể. Nhược thị chức năng thường ở mức độ nhẹ hơn, do vậy nếu bệnh nhân tuân thủ các phương pháp điều trị nhược thị thích hợp có thể phục hồi. Ngược lại, nhược thị thực thể dường như không thể điều trị cũng như phục hồi sức khỏe đôi mắt.
Nhược thị có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào. Ở trẻ nhỏ, bệnh thường xảy ra khi bé dưới 6 tuổi, khi đó quá trình phát triển thị giác sẽ bị chịu ảnh hưởng không tốt đến khả năng truyền hình ảnh của não bộ. Sau khoảng thời gian này, não bộ và thần kinh thị giác dần hoàn thiện khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Nhược thị ở người lớn gây ra có thể là do mắc tật khúc xạ. Vì vậy, để điều trị hiệu quả, phục hồi sức khỏe đôi mắt bệnh nhân cần xác định rõ nguyên nhân gây nhược thị và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
2. Nhược thị có nguy hiểm không? Nhược thị có chữa được không?
Nếu không được chẩn đoán và điều trị ngay từ khi còn nhỏ trước khi hoàn thiện hệ thống giác mạc nhược thị có thể khiến bệnh nhân bị mất thị lực hoàn toàn. Do vậy, điều trị nhược thị càng sớm thì khả năng phục hồi thị lực càng cao. Trong một số trường hợp, trẻ lớn hơn 14 tuổi (nhược thị ở người lớn) mắc nhược thị vẫn có thể cải thiện thị lực sau quá trình điều trị.
3. Nguyên nhân gây nhược thị
3.1. Mắt lác
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nhược thị. Lác mắt là tình trạng hai mắt không nhìn cùng về một hướng, cụ thể là một mắt nhìn hướng về phía trước, mắt còn lại sẽ hướng ra ngoài, vào trong, nhìn lên hay nhìn xuống. Khi đó, hai mắt sẽ tập trung vào những tiêu điểm hay vật thể khác nhau. Do vậy, bộ não sẽ bỏ qua các tín hiệu truyền đến từ một trong hai mắt để tránh hiện tượng nhìn đôi. Khi đó, bệnh nhân chỉ sử dụng một mắt để tập trung vào tiêu điểm của vật thể. Mắt lác thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, trong khoảng thời gian não đang phát triển.
3.2. Tật khúc xạ
Cận thị, viễn thị, loạn thị có thể là nguyên nhân khiến bạn bị suy giảm thị lực do hình ảnh truyền đến não bị mờ. Khi độ khúc xạ giữa 2 mắt không đều nhau gây ra nhược thị dị hướng. Khi đó, hình ảnh ở võng mạc có tiêu điểm khác nhau, hình ảnh ở mắt có tật khúc xạ lớn hơn sẽ được hội tụ lớn hơn. Thị lực ở cả hai bên mắt bị suy giảm nếu độ khúc xạ cao như nhau ở cả hai mắt bởi hình ảnh não nhận được đều bị mờ.
Để tìm hiểu kỹ hơn về tật khúc xạ cận thị, bạn đọc có thể tham khảo: [Giải đáp] 1001 câu hỏi thường gặp về tật cận thị
3.3. Sự tắc nghẽn của trục thị giác
Một số điểm giữa bề mặt võng mạc và mắt (có thể do đục thủy tinh thể bẩm sinh) ảnh hưởng đến sự hình thành của hình ảnh võng mạc dẫn đến tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này có thể là nguyên nhân gây nhược thị.
4. Dấu hiệu của nhược thị
Khi bị nhược thị, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như nhìn mờ một bên mắt, mỏi mắt có thể đi kèm với sụp mi, lác.
Tình trạng này có thể được chẩn đoán thông qua việc khám và đo thị lực. Dựa vào độ tuổi của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng những kỹ thuật khác nhau để kiểm tra thị lực. Bệnh nhân được đánh giá là nhược thị trong trường hợp sau khi chỉnh kính thị lực ở một mắt hay cả 2 mắt bị giảm thị lực hay có sự chênh lệch thị lực ở cả 2 mắt lớn hơn 2 hàng thị lực. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có xu hướng đọc từng chữ, từng bên mắt dễ dàng hơn khi đọc cả một hàng dài.
Ở trẻ nhỏ nếu không kiểm tra được thị lực, bác sĩ sẽ dựa vào khả năng nhìn, theo dõi đồ vật của bé.
Chú ý: Ở những trẻ bị lác cần được kiểm tra và theo dõi cẩn thận tình trạng nhược thị có xảy ra không.
5. Nhược thị có nên đeo kính không?
Nhược thị có nên đeo kính không? Câu trả lời là có. Khi mắc nhược thị, kính có tác dụng điều chỉnh độ khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị) – nguyên nhân gây nhược thị. Bệnh nhân có thể chỉ đeo kính có độ khúc xạ ở mắt bị nhược thị nếu khả năng nhìn của mắt này yếu hơn mắt còn lại.
Tuy nhiên, nếu nhược thị xảy ra ở cả hai bên mắt thì bạn cần đeo kính thường xuyên. Nguyên nhân là do bộ não nhận được tín hiệu là hình ảnh mờ từ hai mắt. Đây là một dạng nhược thị không thường gặp.
5. Điều trị nhược thị như thế nào? Mắt bị nhược thị có mổ được không?
Điều chỉnh hay điều trị nguyên nhân khiến mắt nhược thị và khiến mắt bị nhược thị phục hồi chức năng thị giác.
5.1. Điều trị nguyên nhân gây bệnh
Những người mắc tật khúc xạ như cận thị, viễn thị có thể điều chỉnh bằng cách đeo kính. Với đối tượng mắc đục thủy tinh thể có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật.
5.2. Khiến mắt nhược thị hoạt động
Phương pháp điều trị là khuyến khích mắt bị nhược thị hoạt động bằng cách ngăn không sử dụng mắt hoạt động bình thường. Nếu biện pháp này được thực hiện sớm ở trẻ, thị lực sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Biện pháp làm thông thường là dán băng lên mắt bình thường trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa theo độ tuổi, mức độ nhược thị của bệnh nhân mà thời gian dán băng sẽ khác nhau. Thời gian dán băng thường kéo dài đến khi mắt bị nhược thị trở về bình thường hay đến khi không cải thiện được tiếp, có thể là vài tuần đến vài tháng. Sau đó, trẻ tiếp tục được theo dõi đến 8 tuổi khi thị lực mắt được phục hồi và nhược thị không tái phát.
Trong một sốt trường hợp, thay vì dán băng như vậy bác sĩ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hay kính chuyên dụng để làm mờ mắt bình thường khiến trẻ phải sử dụng mắt nhược thị để nhìn. Bên cạnh đó, trẻ có thể chơi những trò chơi về thị giác đòi hỏi sử dụng mắt nhược thị.
Trẻ mắc nhược thị được điều trị càng sớm càng tốt do thị lực phục hồi tốt hơn. Nếu được điều trị khi trẻ 6-7 tuổi thông thường thị lực có thể được phục hồi. Ngược lại, nếu bắt đầu điều trị khi trẻ lớn hơn thì thị lực có thể được cải thiện một phần nhưng khó phục hồi hoàn toàn.
6. Nhược thị bẩm sinh có chữa được không?
Nhược thị bẩm sinh ở trẻ có thể chữa được qua hình thức phẫu thuật. Cần tìm nguyên nhân gây nên căn bệnh nhược thị bẩm sinh ở trẻ ví dụ: lác mắt, mí mắt bị sụp, đục thuỷ tinh thể bẩm sinh,… Đặc biệt, cần được can thiệp sớm (trước năm 6 tuổi) thì có thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh nhược thị này.
7. Hỗ trợ giúp mắt khoẻ mạnh với nước mắt nhân tạo Novotane Ultra
Nước mắt nhân tạo Novotane Ultra giúp mắt khoẻ mạnh hiệu quả. Sản phẩm là sự kết hợp đặc biệt của các thành phần PEG + PG + HP – guar hình thành cơ chế 2 pha có tác dụng:
- Dưỡng ẩm mắt kéo dài
- Phục hồi nhãn cầu bị tổn thương
Hơn nữa, nước mắt nhân tạo Novotane Ultra được sản xuất theo công nghệ BFS. Công nghệ BFS được FDA (Cục Quản lý an toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ) chứng nhận là quy trình vô khuẩn cao cấp, do vậy bệnh nhân hoàn toàn yên tâm sử dụng.
Bạn đọc có thể tìm hiểu kĩ hơn về sản phẩm tại đây: Nước mắt nhân tạo Novotane ultra có tốt không? Giá bao nhiêu? Tác dụng?
Trên đây là những thông tin về nhược thị cũng như câu trả lời cho câu hỏi “nhược thị có chữa được không?”. Cần chủ động phòng ngừa nhược thị bằng cách đo độ thường xuyên nếu mắt mắc tật khúc xạ. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc nào về nhược thị hay các bệnh lý về mắt khác, bạn đọc có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hottline 0862 969 983 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Tìm hiểu thêm:
- Nước mắt nhân tạo Novotane Ultra hỗ trợ trong điều trị nhược thị
- Đục thuỷ tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- [Cập nhật] Tổng quan về phẫu thuật khúc xạ
Tham khảo:
- Pubmed: At a glance: Amblyopia, September 22, 2022
- Mayoclinic: Lazy eye (amblyopia), Aug 14, 2021
- Wikipedia: Amblyopia
Tien Manh đã bình luận
con minh bi nhuoc thi su dung novotane đc k?
bich Ngoc đã bình luận
Dạ anh liên hệ bộ phận hỗ trợ tư vấn cho mình ạ!