Trong thời gian gần đây, điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp phẫu thuật khúc xạ đang được áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Mục đích của phẫu thuật này là giúp người mắc tật khúc xạ không còn phụ thuộc vào kính hay kính áp tròng. Tuy nhiên, những thông tin về phương pháp này hiện nay còn khá ít, gây khó khăn cho người dùng khi tìm kiếm.
Mục lục
1. Phẫu thuật khúc xạ là gì?
Phẫu thuật khúc xạ là thuật ngữ chỉ bất kỳ một loại phẫu thuật nào được thực hiện nhằm khắc phục một tật khúc xạ nào đó trong mắt. Đây là phương pháp làm thay đổi hình dạng của giác mạc nhằm khắc phục tật khúc xạ, giảm sự phụ thuộc vào kính hay kính áp tròng.
2. Các phương pháp mổ cận thường gặp
Để điều chỉnh các vấn đề về thị lực, có rất nhiều loại phẫu thuật khúc xạ đang được áp dụng. Trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định từng phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh.
2.1. Phẫu thuật Lasik
2.1.1. Định nghĩa
Lasik là viết tắt của cụm từ Laser Assisted in Situ Keratomileusis, là phương pháp phẫu thuật hiện đại sử dụng tia laser để thay đổi độ cong của bề mặt giác mạc giúp khắc phục các tật khúc xạ như cận, viễn và loạn thị. Phương pháp này được áp dụng lần đầu tiên năm 1990 và dần phát triển nhanh chóng.
2.1.2. Quy trình thực hiện
Phẫu thuật Lasik được thực hiện theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Bác sĩ tiến hành tạo vạt giác mạc
Bước 2: Chiếu laser
Bước 3: Sau cùng, đặt lại vạc giác mạc
Trước hết, bác sĩ sử dụng một dụng cụ tự động để tạo ra một vạt giác mạc có bề dày khoảng 110 micromet. Vạt này được lật lên hay gạt sang bên để lộ rõ nền nhu mô giác mạc ở bên dưới. Tiếp đó, dưới tác động của các xung laser từng lớp mỏng nhu mô giác mạc được lật lên theo một chương trình có sẵn phụ thuộc vào tật khúc xạ.
Thời gian chiếu laser rất nhanh, có thể chỉ tính bằng giây. Cuối cùng, đặt lại vạt giác mạc để che chở, bảo vệ vết mổ và mắt có thể tự hồi phục mà không cần khâu.
Với mỗi tật khúc xạ, laser sẽ tác động lên từng phần vị trí khác nhau trên giác mạc, cụ thể là phần trung tâm để điều trị cận thị, theo một trục khiến giác mạc trở thành hình chỏm cầu để điều trị loạn thị và phần xa trung tâm để điều trị viễn thị. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể nhìn rõ mọi vật mà không cần đến sự hỗ trợ của kính.
2.1.3. Ưu điểm, nhược điểm
Ưu điểm của phương pháp:
- Không tạo cảm giác đau đớn cho bệnh nhân, không gây chảy máu, chỉ cần nhỏ thuốc tê.
- Phương pháp lasik có độ an toàn cao, chính xác do sử dụng các thế hệ máy Laser tiên tiến, hiện đại.
- Thời gian thực hiện phẫu thuật và phục hồi thị lực nhanh và có thể xuất viện ngay sau mổ.
Nhược điểm:
Có thể xuất hiện biến chứng trong và sau phẫu thuật, ví dụ như lệch vạt, vạt không đều và xuất hiện tình trạng giãn phình giác mạc khiến giác mạc trở nên quá mỏng, lớp nhu mô mỏng và yếu. Kết quả là bệnh nhân sẽ tăng độ cận thị, nhìn mờ và loạn thị.
2.1.4. Chỉ định
Kỹ thuật Lasik được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau:
- Chữa cận thị: độ cong của giác mạc được làm phẳng bằng tia laser. Khi đó, ánh sáng tập trung vào giác mạc chính xác hơn.
- Chữa viễn thị: các cạnh của giác mạc tạo thành một khuôn hình thành đường cong.
- Chữa loạn thị: khu vực có đường cong lớn nhất của giác mạc sẽ được làm phẳng để trở nên đồng đều nhất có thể.
2.1.5. Lưu ý sau phẫu thuật
Thông thường, sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được bác sĩ hẹn lịch tái khám và xuất viện ngay sau đó. Người bệnh có thể cảm thấy mắt khó chịu, cộm xốn, chảy nước mắt. Tuy nhiên, những triệu chứng này dần qua đi sau một giấc ngủ ngắn.
Thị lực dần được cải thiện, có thể trở về bình thường ngay ngày đầu tiên. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý một số hoạt động sau:
- Một số hoạt động cơ bản như xem tivi, đọc sách,…có thể thực hiện ngay sau mổ 1 ngày. Nhưng cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và nhỏ nước mắt nhân tạo theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không để nước dính vào mắt, không dụi mắt hay để mắt gặp chấn thương.
- Trong vòng 1 tháng đầu sau mổ, tránh các hoạt động mạnh có va chạm và trong vòng 3 tháng không nên tham gia các môn thể thao như bơi lội, đá bóng,…
- Chú ý không nên sử dụng các thực phẩm gây dị ứng, thuốc kháng histamin do có thể gây khô mắt hay các thuốc steroid làm chậm quá trình phục hồi vết thương.
- Tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ.
Sau phẫu thuật Lasik, đa phần bệnh nhân gặp tình trạng khô mắt và tình trạng này thường kéo dài từ 6-12 tháng. Để cải thiện khô mắt, bác sĩ khuyên bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo. Tìm hiểu thêm về vai trò của nước mắt nhân tạo sau mổ lasik.
2.2. Phẫu thuật PRK
2.2.1. Phẫu thuật PRK là gì?
PRK (Photorefractive Keratectomy) được thực hiện bằng cách cắt bỏ mô trên bề mặt mắt nhằm thay đổi độ cong của giác mạc. So với phẫu thuật Lasik, phương pháp PRK cần thời gian phục hồi lâu hơn nhưng nó vẫn được sử dụng khá phổ biến do sở hữu một số ưu điểm trong các trường hợp nhất định.
Phương pháp này thích hợp cho bệnh nhân bị loạn dưỡng màng đáy mắt hay có giác mạc mỏng.
2.2.2. Ưu điểm
- Kỹ thuật PRK ít sự xâm lấn, phù hợp với những bệnh nhân có giác mạc mỏng.
- Không xuất hiện các biến chứng về vạt giác mạc.
- Độ dày giác mạc ít bị ảnh hưởng.
2.2.3. Nhược điểm
Kỹ thuật này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Thời gian phục hồi, thời gian để trở lại thị lực ban đầu chậm hơn.
- Có nguy cơ nhiễm trùng mắt, mắt nhìn mờ, mắt sưng tấy.
- Khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu hơn so với phẫu thuật Lasik thông thường.
2.3. Kỹ thuật Relex Smile
2.3.1. Relex Smile là gì?
Đây được xem là phương pháp điều trị cận, loạn thị hiện đại và an toàn nhất hiện nay. Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường rạch nhỏ và rút một lớp mô mỏng có hình dạng thấu kính. Quy trình phẫu thuật được thực hiện bằng công nghệ Femtosecond Laser với 3 bước cơ bản:
- Chiếu laser lên bề mặt giác mạc để hình thành lớp phân cách tách rời phần lõi mô ở giữa.
- Sử dụng máy Visumax hiện đại để tạo vết rạch mịn, nhỏ có kích thước từ 2 – 4 mm, đường kính bằng ⅕ đường rạch so với phẫu thuật lasik.
- Bác sĩ sử dụng dụng cụ vi phẫu chuyên biệt để rút lõi mô ra khỏi mắt thông qua vết rạch
2.3.2. Ưu điểm của Relex Smile
- Kỹ thuật này không sử dụng dao, không lật vạt giác mạc nên người bệnh không cần lo lắng về một số biến chứng như lệch vạt, nhăn vạt,…
- Kết quả mổ cận đạt hiệu quả cao hơn, ít hay kiếm khi xảy ra biến chứng.
- Theo nghiên cứu, tỷ lệ tái cận rất thấp, chỉ khoảng 0,3%.
- Giảm tình trạng khô mắt sau phẫu thuật, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và một số biến chứng như khó chịu, cộm xốn mắt,…
2.3.3. Những lưu ý sau khi thực hiện Relex Smile
Kỹ thuật này được xem là thế hệ 3 trong các phương pháp phẫu thuật khúc xạ, đứng sau PRK và phẫu thuật Lasik. Bệnh nhân nên nằm nghỉ ngơi trong khoảng 1 – 2 tiếng sau phẫu thuật, không dụi mắt và đeo kính khi ra ngoài trời, không để nước dính vào mắt đến khi mắt ổn định trở lại. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần phải nhỏ thuốc và tái khám theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi mắt ổn định, bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt như ban đầu. Thế nhưng, cần dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để mắt được thư giãn, hạn chế tình trạng tái cận.
Chi phí mổ mắt Relex Smile cũng là vấn đề mà nhiều người rất quan tâm hiện nay. Để tìm hiểu thêm về chi phí này, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: [Bảng giá] Mổ mắt Relex smile bao nhiêu tiền?
2.4. Phẫu thuật Phakic
2.4.1. Phẫu thuật Phakic là gì?
Đây là phương pháp điều trị tật khúc xạ thông qua việc đặt thấu kính trong nội nhãn. Để giúp bệnh nhân có thể nhìn được cả ở khoảng cách gần và xa, thấu kính được bố trí có thể có một hay nhiều tiêu cự và được đặt vào giữa mặt trước của thuỷ tinh thể và mặt sau của mống mắt.
2.4.2. Quy trình thực hiện
- Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho mắt bằng phương pháp nhỏ gây tê.
- Thấu kính nội nhãn được chèn vào mắt thông qua một vết rạch nhỏ trên giác mạc.
- Ống kính được cố định vào phần mống mắt. Cuối cùng, khử trùng mắt. Do đường rạch có kích thước rất nhỏ và mịn nên sẽ thích nghi ngay với bên ngoài mà không cần khâu.
2.4.3. Ưu điểm của phương pháp
- Phổ điều trị rộng: ngưỡng điều trị của Phakic rất cao, có thể điều trị cho bệnh nhân cận 18 diop hay viễn thị 10 diop đi kèm cùng 6 diop loạn thị.
- Phù hợp với giác mạc mỏng do kỹ thuật này không làm mỏng hay thay đổi cấu trúc giác mạc.
- An toàn, có thể tồn tại lâu dài trong mắt do thấu kính được đặt vào trong mắt có độ tương thích cao với cơ thể con người.
- Không gây triệu chứng khô mắt sau phẫu thuật.
- Thời gian phẫu thuật và phục hồi nhanh chóng.
- Không tạo cảm giác đau đớn cho bệnh nhân do được nhỏ thuốc tê trong quá trình phẫu thuật.
- Độ chính xác cao do thấu kính được thiết kế riêng cho từng người theo từng thông số.
Để tìm hiểu thêm về phương pháp Phakic, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Tìm hiểu về mổ mắt Phakic trong điều trị tật khúc xạ.
2.5. Phẫu thuật Phaco
2.5.1. Phẫu thuật Phaco là gì?
Phẫu thuật Phaco được viết tắt từ cụm từ Phacoemulsification, là phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả. Kỹ thuật này sử dụng năng lượng sóng âm tán nhuyễn và thể thuỷ tinh được tách thành các mảnh nhỏ. Sau đó được loại bỏ ra ngoài qua một vết mổ nhỏ và đưa vào đó một thuỷ tinh thể nhân tạo. Vết mổ sau phẫu thuật không cần khâu mà sẽ tự hồi phục lại.
2.5.2. Quy trình thực hiện phẫu thuật
Bệnh nhân được sát trùng mắt và nhỏ thuốc tê bề mặt trước khi tiến hành phẫu thuật. Thời gian tiến hành phẫu thuật chỉ khoảng 20 – 30 phút.
- Tạo một đường rạch nhỏ trên rìa giác mạc bằng dụng cụ phẫu thuật
- Xé lớp màng (bao) trước thể thuỷ tinh
- Chẻ nhỏ nhân thuỷ tinh thể bằng sóng siêu âm tần
- Hút nhân thể thuỷ tinh đã bị đục ra ngoài bằng hệ thống Phaco
- Đưa thuỷ tinh thể nhân tạo vào bên trong mắt thông qua vết mổ và cố định vị trí.
5.3. Ưu điểm của phương pháp
- Không gây chảy máu, ít gây đau đớn nên bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày.
- Thời gian phục hồi nhanh, vết rạch nhỏ nên không cần khâu.
- Kỹ thuật Phaco đảm bảo an toàn, hiệu quả và ít gây ra biến chứng.
2.5.4. Chăm sóc mắt sau phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được đưa ra một khu vực riêng để được theo dõi. Nếu thấy xuất hiện một số triệu chứng như đau mắt, buồn ngủ, khó chịu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn thích hợp.
Trong thời gian phục hồi, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Nhìn thấy các đốm đen: dấu hiệu này thường tự biến mất sau đó vài tuần.
- Ngứa và chảy dịch: Sử dụng một miếng vải ấm sạch giúp vệ sinh mắt. Chú ý không dùng tay.
- Đau mắt và nhạy cảm hơn với ánh sáng: Tình trạng này sẽ dần dần được cải thiện.
Sau phẫu thuật 1 ngày, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra lại. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại thuốc giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. Trong 2 tuần sau phẫu thuật bệnh nhân cần đeo kính bảo vệ mắt và chú ý không để nước rơi vào mắt.
3. Chống chỉ định thực hiện phẫu thuật khúc xạ
Không phải tất cả người mắc tật khúc xạ đều có thể thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này không được áp dụng đối với một số đối tượng bệnh nhân sau:
- Người có vấn đề về mắt, trong đó có khô mắt nặng.
- Bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn dịch bởi khi đó thời gian phục hồi vết mổ có thể bị ảnh hưởng.
- Đang dùng Amiodarone và Isotretinoin.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về phẫu thuật khúc xạ và những phương pháp phẫu thuật thường gặp. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào về phẫu thuật khúc xạ hay cần sự tư vấn từ chuyên gia, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại số điện thoại dưới bài viết. Chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp thắc mắc sớm nhất có thể!
mai mai đã bình luận
mình mới mổ sử dụng luôn novotan